Trẻ em là những thế hệ tương lai đầy tiềm năng mà xã hội nào cũng quan tâm và quý trọng. Những cuốn sách về tâm lý trẻ em giúp ta hiểu hơn về tâm tư, hành động của trẻ. Từ đó có phương pháp nuôi dạy tốt, phù hợp với con em của mình, cho chúng lớn lên thành người tử tế. 5 cuốn sách dưới đây là gợi ý hay ho về tâm lý trẻ mà bạn nên đọc.
Nội dung bài viết
Tại sao phải thấu hiểu tâm lý trẻ em
Đôi nét về tâm lý trẻ em
Tâm lý trẻ em trưởng thành theo thời gian và có thể chia thành 3 giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời trẻ: Phát triển tâm lý từ 0 đến 6 tuổi, từ 6 tới 11 tuổi và từ 11 tuổi tới 16 tuổi.
Tâm lý trẻ từ 0 đến 6 tuổi: Đây là lúc trẻ bắt đầu cảm nhận được tình yêu thương, bắt chước các hành động của người lớn cũng như tò mò khám phá mọi thứ xung quanh. Ở giai đoạn này bố mẹ, những người thân quanh bé sẽ ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành tâm lý của trẻ.
Tâm lý trẻ từ 6 đến 11 tuổi: Đây là giai đoạn tâm lý trẻ phát triển theo hình mẫu được quan sát. Ngoài bố mẹ, trẻ ảnh hưởng tâm lý từ thầy cô, bạn bè. Tâm lý trẻ lúc này bắt đầu hình thành thói quen, nếp sống, sở thích. Môi trường sống xung quanh tác động đến tâm lý trẻ giai đoạn này rất lớn. Vậy nên có nhiều chuyên gia khuyên rằng phụ huynh nên tìm hiểu sách về tâm lý trẻ em, để biết cách hành động chuẩn mực hơn cho con noi theo.
Tâm lý trẻ từ 11 tuổi đến 16 tuổi: Đây là giai đoạn phát triển tâm lý phức tạp nhất. Trẻ vị thành niên sẽ có bước chuyển mình trong cách suy nghĩ và hành động để phù hợp với chuẩn mực đạo đức, nếp sống của gia đình và xã hội. Gia đình và những mối quan hệ bên ngoài tác động rất lớn đến sự phát triển tâm lý vị thành niên.
Ý nghĩa của việc thấu hiểu tâm lý trẻ
Cách một đứa trẻ cư xử như thế nào nó phản ánh được một phần thái độ của chúng ta, những người lớn đối với chúng. Là cha, là mẹ ai cũng muốn nuôi con thành người tốt, vậy nên việc thấu hiểu tâm lý trẻ là cách tốt nhất để giáo dục và định hướng trẻ phát triển đúng hướng. Ngoài ra chúng giúp chúng ta tự nhìn lại bản thân để hoàn thiện mình hơn nữa.
Tâm lý trẻ phát triển phức tạp nhưng có thể thấy ngoài bản năng tính cách thì đa số tâm lý được hình thành qua những tác động bên ngoài từ môi trường sống. Thấu hiểu tâm lý trẻ để ta biết người lớn mình đang có nếp sống như thế nào, suy nghĩ ra sao và nó ảnh hưởng tốt hay xấu đến trẻ. Từ đó chúng ta có cơ hội sửa chữa hoặc phát huy để là hình mẫu cho trẻ phát triển tốt.
Một đứa trẻ hôm nay có thể là một tài năng xuất chúng trong tương lai về cả năng lực lẫn đạo đức nếu được giáo dục tốt. Trẻ em luôn là hy vọng, là niềm tin để người lớn chúng ta tin tưởng và bồi dưỡng. Thấu hiểu tâm lý trẻ thơ sẽ là tiền đề để thế hệ tương lai này vươn xa hơn trong cuộc sống. Chúng sẽ tiếp nối những giá trị tốt đẹp mà gia đình và xã hội gìn giữ bấy lâu.
5 cuốn sách về tâm lý trẻ em nên đọc
1. Làm bạn cùng con
Tên đầy đủ của tác phẩm này là “Làm bạn cùng con, tuyệt chiêu nuôi dạy con thời công nghệ 4.0”. của tác giả Đào Ngọc Cường. Tựa sách cũng như đã truyền tải được phần nào nội dung cuốn sách. Sách như cuốn bí kíp cho các ông bố, bà mẹ để họ nuôi dạy, thấu hiểu tâm tư và biết cách nói chuyện cùng con trong cuộc sống hiện đại này. Cũng như tác giả muốn gửi gắm thông điệp ý nghĩa cho người lớn chúng ta rằng đừng quá tham công tiếc việc, đã có con chúng ta cần học cách tâm sự và trưởng thành cùng con.
2. Dạy con trưởng thành
Dạy con trưởng thành là cuốn sách hay mà không chỉ dành cho những người đã có con nhỏ mà ngay cả người độc thân cũng nên khám phá chúng bởi những tư duy sâu sắc mà tác giả Lương Ngọc Hoàng truyền tải. 3 chương sách đã khai thác sâu sắc từ những vấn đề xã hội bao quát đến cách người lớn dạy con về thái độ, kiến thức và kỹ năng để con tự tin vào đời. Không thành công nào mà không có sự chuẩn bị, để con trẻ nên người trong tương lai, ngay từ bây giờ người lớn chúng ta phải dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ về kỹ năng sống thiết thực.
3. Đọc vị tâm trí trẻ
Tên đầy đủ của cuốn sách này là “Đọc vị tâm trí trẻ – Phương pháp nuôi dạy trẻ phát triển trí não toàn diện” của tác giả Daniel J. Siegel và Tina Payne Bryson. Trong cuốn sách là 12 chiến lược giúp cho các ông bố bà mẹ biết cách cho con phát triển trí não toàn diện. Cuốn sách là cẩm nang truyền tải các phương pháp để trẻ trở thành người có trí tuệ và trách nhiệm sống với những đức tính tốt được duy trì. Đây xứng đáng là cái tên nên có trong tủ sách về tâm lý trẻ em mà bạn nên đọc qua.
4. Thấu hiểu tâm lý trẻ để yêu thương con đúng cách
Đây chắc chắn là cuốn sách mà tác giả Trương Binh chỉ điểm cho người lớn chúng ta thay đổi về thái độ của người lớn với con trẻ. Tại sao? Bởi chúng ta thường tự nghĩ rằng mình đã trưởng thành, có đủ kinh nghiệm sống và tự áp đặt trẻ phải đi đúng định hướng của mình.
Thế nhưng đó là cách nuôi dạy con sai lầm bởi trẻ em cũng có tiếng nói, tâm tư và mong ước riêng. Thậm chí chúng còn giỏi và sáng tạo hơn bất kỳ ai, để khiến chúng ta phải giật mình học hỏi. Vậy nên cuốn sách sẽ chỉ ra những suy nghĩ lệch lạc đó của bố mẹ và chuyển tải những cách thấu hiểu, lắng nghe tâm lý trẻ em để chúng ta xứng đáng là người đồng hành đáng tin cậy cùng con.
5. Không ai hiểu con bằng mẹ
Không ai hiểu con bằng mẹ là cuốn sách thấu hiểu tâm lý trẻ em mang tính khoa học cao bởi đây là công trình nghiên cứu của tập thể bác sĩ tâm lý bệnh viện nhi đồng 1 thực hiện. Nuôi dạy con nên người không chỉ là hành động được làm theo cảm tính của cha mẹ mà nó thực sự là một quá trình tác động tâm lý khoa học để phân tích và định hướng tâm lý trẻ đúng đắn.
Sách sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ cơ chế tâm lý của trẻ từ đó có hành động khắc phục phù hợp để xử lý tình huống thực tế trong cuộc sống. Những kiến thức sách truyền tải giúp chúng ta, những người đang và sẽ có con nhỏ trở thành những phụ huynh tốt trong tương lai để cùng con trưởng thành.
Thay lời kết
Sách về tâm lý trẻ em ngày nay đang được săn đón rộng rãi. Bởi người lớn chúng ta đã có cái nhìn sáng suốt hơn trong việc nhận ra tầm quan trọng của tâm lý trẻ em. Nuôi dạy con là một hành trình đầy gian khổ nhưng thiêng liêng và ý nghĩa vô cùng. Hy vọng những gợi ý sách hay này bạn sẽ chọn cho mình một tựa phù hợp để khám phá ra những kiến thức mới mẻ. Xem thêm các bài viết hay khác tại đây.